Đông Trùng Hạ Thảo Thiên Phúc Chăm Sóc Người Bệnh Phổi Trước Diễn Biến Khó Lường Của Các Bệnh Hô Hấp
1. Tổng quan về bệnh đường hô hấp
Trong cơ thể người, đường hô hấp trên là cơ quan ngoài cùng, có thể tiếp xúc với không khí, do vậy bộ phận này sẽ phải chịu được những tác động từ môi trường bên ngoài và tổn thương nhiều nhất.
Theo thống kê, tỷ lệ người bệnh mắc các bệnh đường hô hấp trên chiếm tỷ lệ khá lớn so với các bệnh khác như viêm phế quản mạn tính chiếm 3-5% ở nông thôn, 8-10% tại các khu công nghiệp, 17% ở các nhà máy. Hàng năm có khoảng 8-15% người mắc viêm phổi. Trẻ em và người cao tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc cao, nam mắc nhiều hơn nữ, thường xuất hiện vào những tháng mùa đông.
Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường kéo dài nên nhiều người đang có xu hướng dùng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng các bệnh về đường hô hấp cũng như bảo vệ phổi, phế quản.
Biến chứng có thể gặp của viêm phế quản là tình trạng bội nhiễm phổi, giãn phế nang, tổn thương nghiêm trọng gây suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, tràn mủ màng phổi,… thậm chí, bệnh gây suy giảm chức năng hô hấp trầm trọng. Viêm phế quản cấp tính nếu không điều trị triệt để sẽ chuyển sang mạn tính, thường xuyên tái phát, tuyến tiết nhầy bị phì đại, xơ hóa, phá hủy phế quản, tổ chức đàn hồi của nhu mô phổi bị phá hủy, giãn phế nang.
2. Các Bệnh Lý Về Đường Hô Hấp
hen phế quản, lao, viêm phổi, viêm phế quản, COPD.
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Khi mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho, khạc đờm. Có hai loại viêm phế quản gồm:
Viêm phế quản cấp: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương, thường do vi khuẩn, virus hoặc cả hai. như bệnh Lao, viêm phổi.
Viêm phế quản mạn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm. Viêm phế quản mạn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản
Với cuộc sống công nghiệp hóa ngày nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, vi khuẩn, virus, hóa chất độc hại, thay đổi thời tiết, độ ẩm là những nguyên nhân gây ra viêm phế quản.
Hiện nay nguyên nhân chính gây nên viêm phế quản cấp tính thường là do vi- rút, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi, đặc biệt là các biến chủng covid-19.
Viêm phế quản mãn tính thường do sự lặp lại của viêm niêm mạc phế quản trong thời gian dài. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải viêm phế quản mãn tính là những người thường xuyên phải tiếp xúc với các chất kích thích phổi do nghề nghiệp (như công nhân xây dựng, thợ mỏ than, công nhân kim loại,..), và những người nghiện hút thuốc lá. Mức độ ô nhiễm không khí cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển bệnh.
Một số nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản phổ biến khác là:
– Sức đề kháng kém: Hệ thống miễn dịch của người bệnh bị tổn thương là điều kiện thuận lợi để virus tấn công và gây bệnh.
– Ảnh hưởng của công việc: Những người làm việc trong môi trường chứa chất kích thích đến phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn người khác (thợ cơ khí, thợ may hoặc công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khói).
– Ảnh hưởng của bệnh lý trào ngược dạ dày: Nguyên nhân dẫn đến tổn thương ống phế quản là do sự lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua kích thích vùng cổ họng.
4. Biểu Hiện và Triệu Chứng:
Triệu chứng viêm phế quản
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các triệu chứng viêm phế quản mạn tính, tần suất và mức độ nghiêm trọng có thể sẽ khác nhau. Thông thường, bệnh viêm phế quản mạn tính xuất hiện những triệu chứng đặc trưng như:
– Ho dai dẳng kéo dài.
– Khạc đờm (có thể là màu trắng, màu vàng hoặc xanh lá cây (hiếm thấy), ho có thể kèm theo máu).
– Khó thở, thở khò khè.
Bên cạnh đó, còn có những dấu hiệu viêm phế quản mạn tính khác như:
– Mệt mỏi, ớn lạnh.
– Sốt.
– Tức ngực.
– Tắc nghẽn xoang hoặc hôi miệng.
– Do tình trạng thiếu oxy trong máu nên da và môi của những người bệnh giai đoạn sau thường xanh xao, nhợt nhạt.
– Một số trường hợp còn có thể dẫn tới hiện tượng phù ngoại biên, sưng ở chân và mắt cá chân.
✅Rửa tay thường xuyên, tăng cường vệ sinh cá nhân, đặc biệt là khu vực tai – mũi – họng, đảm bảo đường thở luôn sạch sẽ.
✅Không hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động, kể cả thuốc lá điện tử
✅Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh. ….
✅Thực hiện các thói quen lành mạnh. …
✅Tiêm vaccine phòng và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách biện pháp dinh dưỡng, thể dục thể thao phù hợp …
✅Giữ cho cảm lạnh không chuyển thành viêm phổi.
Ngoài ra để tăng cường sức khoẻ của hệ hô hấp, bạn cũng có thể tham khảo và sử dụng thêm sản phẩm viên bổ phế Banikha của Dược thảo Thiên Phúc.
Cũng theo chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh, trong một số bệnh lý như ung thư phổi, khi điều trị theo các phương pháp y học hiện đại như phẫu thuật, xạ trị thì sức đề kháng của người bệnh thường rất kém, do vậy, đông trùng hạ thảo như một liệu pháp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể người bệnh chống đỡ và duy trì những giai đoạn đó hiệu quả.
Vì những tác dụng tích cực đó, đông trùng hạ thảo ngày càng được nhiều người lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, hãy là người tiêu dùng thông thái với những lựa chọn thông minh, lựa chọn các sản phẩm chất lượng, uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất cho sức khỏe.
Đối tượng nên dùng Đông Trùng Hạ Thảo để Chăm Sóc Người Bệnh Phổi:
Thông tin cần lưu ý trước khi mua sản phẩm:
– Việc lựa chọn giống gốc, chất hữu cơ, “thức ăn” để nuôi trồng Đông Trùng Hạ Thảo đều trải qua kiểm tra nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn mới được đưa vào sử dụng. Ngoài ra, những điều kiện khác như cơ sở vật chất, mô hình sản xuất hay con người tham gia nuôi cấy cũng cần đảm bảo có kỹ thuật cao.